Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO chính thức trở thành Tổ chức Xã hội được Sở kế hoạch đầu tư cấp phép
I. VCEO chính thức trở thành Tổ chức xã hội hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
Mục tiêu của cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối và hợp tác kinh doanh giữa các thành viên trong cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.
Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO có thể tổ chức các sự kiện networking, hội thảo, diễn đàn và hoạt động giao lưu để tạo cơ hội cho các doanh nhân gặp gỡ, trao đổi ý kiến, học hỏi và xây dựng quan hệ kinh doanh. Ngoài ra, VCEO cũng có thể cung cấp tư vấn, hỗ trợ và giúp đỡ cho các thành viên trong việc giải quyết các vấn đề và thách thức trong kinh doanh.
Có nhiều cộng đồng doanh nhân Việt Nam tồn tại, bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận, hiệp hội, câu lạc bộ và mạng lưới doanh nghiệp. Mỗi cộng đồng có phạm vi và hoạt động khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và phương pháp của chính họ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng, Cộng đồng doanh nhân VCEO thực sự là môi trường đáng tin cậy và nhiều lợi ích để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập toàn cầu.
VCEO là Tổ chức kết nối doanh nhân được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà nội cấp phép hoạt động từ ngày 22/01/2018 (Mã số doanh nghiệp: 0108142786). Trong suốt 5 năm hình thành và phát triển, VCEO đã khẳng định sự uy tín trong mọi hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và phát triển kinh doanh.
Để tiếp tục thực hiện sứ mệnh và phát huy những thế mạnh sẵn có một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và xã hội. Ngày 29/06/2023, VCEO chính thức trở thành Tổ chức xã hội được sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép hoạt động theo mục tiêu xã hội với mã số doanh nghiệp là: 0110402047.
II. VCEO - Mục tiêu xã hội, môi trường và phương thức giải quyết:
(Đã được công bố thông tin trên cổng thông tin quốc gia)
Các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp nhằm giải quyết | Phương thức, cách thức kinh doanh của doanh nghiệp |
+ Vấn nạn canh tác lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm ảnh hưởng đến môi trường canh tác cũng như chất lượng sản phẩm. Điều này tác động xấu đến sức khỏe người lao động (nông dân) và người sử dụng thực phẩm (người tiêu dùng). Về lâu dài phá hoại môi trường sống và suy thoái sức khỏe người dân. + Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn gen bị thất thoát, hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng…gây hậu quả nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề này cản trở mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. + Môi trường làm việc, trình độ lao động cũng như thu nhập của bà con nông dân ở mức thấp và yếu kém. + Việt Nam trở thành một trong TOP4 quốc gia với lượng rác nhựa năm 2022 tương đương với toàn Châu Âu vào những năm 2010.
+ Có khoảng 5,5 triệu trẻ em ở Việt Nam bị thiếu thốn ít nhất trong 2 lĩnh vực: giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội (theo báo cáo của Unicef tháng 10/2022)
+ Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, tính đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 870 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; hơn 26.000 hợp tác xã với tổng số 6,8 triệu thành viên, 2,5 triệu lao động và hơn 5,1 triệu hộ kinh doanh. Quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ (chiếm trên 94%), còn lại là các doanh nghiệp quy mô lớn. Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam trở nên sôi động, đặc biệt là khối kinh tế tư nhân, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hoạt động chuyển đổi số trên thực tế đã diễn ra như một nhu cầu tự nhiên của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng hành vi tiêu dùng đang thay đổi của khách hàng. + Chuyển đổi số là một cơ hội để sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới, hướng tới thay đổi bản chất doanh nghiệp. Điều này đang góp phần tạo ra các doanh nghiệp y tế số, giáo dục số, nông nghiệp số, logistic, giao nhận, thương mại, xuất nhập khẩu, nhà hàng, khách sạn, du lịch... hoạt động theo những phương thức mới, dựa trên việc kết nối các hệ thống công nghệ, dữ liệu và xử lý thông tin tự động. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp, hoạt động chuyển đổi số vẫn còn nhiều thách thức |
Với mong muốn cải thiện hơn điều kiện sản xuất kinh doanh cho nông dân và đa dạng sinh học; cải thiện điều kiện học tập và vui chơi, cùng chung tay chắp cánh thêm ước mơ cho các em nhỏ dân tộc thiểu số và miền núi có một tương lai tốt đẹp hơn. Chúng tôi dự kiến triển khai chuỗi hoạt động từ việc kinh doanh, huy động nguồn lực của công ty và kết hợp với vận động nguồn lực đến từ các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế, để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi trường, phát triển Nông nghiệp và hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, chúng tôi cũng triển khai các hoạt động tư vấn, huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thương mại điện tử, chuyển đổi số doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và phát triển trong mọi mặt. 2. Đối tượng được hưởng lợi - Bà con nông dân - Trẻ em - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng 3. Hoạt động kinh doanh của công ty góp phần giải quyết vấn đề xã hội đã nêu:
|