vceo

Giỗ Tổ Hùng Vương - Nét đẹp văn hóa của người Việt

06/04/2025

Mùng 10/3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong tâm thức người Việt Nam.
Mục lục bài viết

    Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba" bao đời nay đã in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt.

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, vốn là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, đã vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để trở thành di sản chung của nhân loại. Đây là di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng.

    Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của Lạc Long Quân (dòng giống Rồng) và Âu Cơ (dòng giống Tiên), người đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang, dạy dân cày ruộng, cấy lúa, ban linh khí cho đất đai, nhà cửa, cây trồng, vật nuôi phát triển, mùa màng bội thu.

    Để thể hiện lòng biết ơn đối với vị thủy tổ, người Việt từ hàng nghìn năm nay đã tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng Ba âm lịch hàng năm, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ và hàng nghìn ngôi đền khác trên khắp cả nước. Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành một nét đẹp văn hóa, thấm đẫm trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam.

    Đến nay, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một biểu tượng văn hóa – tín ngưỡng, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, vun đắp truyền thống đoàn kết, tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau trong mỗi gia đình, làng xã và dân tộc.

    Hàng triệu lượt khách đến Đền Hùng

    Hàng triệu lượt khách đổ về Đền Hùng trước ngày Giỗ Tổ

    Hôm nay (mùng 9/3 âm lịch), trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, hàng chục nghìn người đã đổ về hành hương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Dòng người từ cổng chính dẫn lên đền Hạ, đền Thượng nối dài không dứt, thể hiện tấm lòng thành kính hướng về các vị Vua Hùng.

    Giỗ Tổ Hùng Vương từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng đặc biệt trong văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp để tưởng nhớ các Vua Hùng, đồng thời là thời điểm để củng cố sức mạnh đoàn kết dân tộc, khẳng định sự gắn bó và tinh thần tương thân, tương ái của người Việt Nam qua các thế hệ.

    Những ngày đầu tháng Ba âm lịch, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ luôn rộn ràng đón tiếp những bước chân hành hương của hàng vạn người dân từ khắp mọi miền đất nước và kiều bào. Trong dòng người ấy, có những người lần đầu tiên đặt chân đến Đền Hùng, nhưng cũng có người đã trở lại nhiều lần. Mọi người không phân biệt vùng miền, tín ngưỡng hay tuổi tác, tất cả đều cùng chung một niềm tin: hướng về cội nguồn dân tộc.

    Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành biểu tượng kết tinh cao nhất của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tạo nên chiều sâu văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm.

    Với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là dịp để tưởng nhớ công đức của các Vua Hùng mà còn là cơ hội để thế hệ kiều bào thứ hai, thứ ba hiểu hơn về cội nguồn dân tộc, củng cố niềm tự hào và tình yêu quê hương, đồng thời giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết.

    Năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phong tục thờ cúng tổ tiên không chỉ là đặc trưng của người Việt, mà cả một dân tộc thờ một vị tổ chung lại là nét văn hóa đặc sắc chỉ có ở Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương, trong mỗi nén nhang thắp lên, là hình bóng của bao thế hệ cha ông lặng lẽ hiện diện, dẫn lối cho dân tộc Việt mãi trường tồn.

    Năm nào giỗ Tổ Hùng Vương trời đều đổ mưa

    Có một truyền thuyết dân gian cho rằng, vào mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, trời thường mưa để thể hiện lòng thành kính của thiên nhiên đối với các vị vua Hùng. Mưa cũng có ý nghĩa như một sự ban phúc, giúp mùa màng bội thu, mang lại sự no ấm cho nhân dân.

    Bà Đặng Ngọc Anh, Chủ tịch Cộng đồng doanh nhân Việt Nam VCEO, chia sẻ:
    "Chính nguồn cội chung này tạo nên sự gắn kết mạnh mẽ giữa các doanh nhân trong cộng đồng VCEO tại Việt Nam và toàn cầu. Chúng tôi đồng hành cùng nhau để học hỏi, phát triển bản thân, doanh nghiệp, cuộc sống, và lan tỏa những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay."

    Những buổi lễ trang nghiêm mà VCEO tổ chức để hành hương về Đền Hùng, đặt chân lên mảnh đất tổ tiên, dâng nén hương thành kính lên các bậc tiền nhân là những trải nghiệm thiêng liêng và xúc động.

    Dưới đây là những hình ảnh mà đoàn Doanh nhân VCEO dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước:

    Bà Đặng Ngọc Anh cùng các doanh nhân trong Cộng đồng doanh nhân VCEO thành kính làm lễ dân hương lên các Vua Hùng

    Doanh nhân VCEO luôn hướng về cuội nguồn, đời đời khắc ghi công lao to lớn của cha ông ta

    Doanh nhân không chỉ làm kinh tế mà còn có trách nhiệm gìn giữ các bản sắc văn hóa của dân tộc

    VCEO là một gia đình nuôi dưỡng tâm hồn doanh nhân lớn, gắn kết và yêu thương

    VCEO Việt Nam

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện