DOANH NHÂN VIỆT NAM VCEO
KIẾN TẠO CƠ HỘI - KẾT NỐI THÀNH CÔNG

VCEO du xuân 2019 hành hương về đất phật: Đền Cửa Ông - Chùa Ba Vàng - Chùa Cái Bầu (Quảng Ninh)

28/01/2019

Thứ 6, Ngày 22/02/2019 (tức ngày 18/01/2019 âm lịch) VCEO sẽ tổ chức Tour khai xuân đầu năm CÙNG VCEO HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT PHẬT. Với tour này, các chủ doanh nghiệp sẽ có hành trình trải nghiệm những địa điểm du lịch tâm linh vô cùng thiêng liêng, hấp dẫn và thú vị.
Mục lục bài viết

    DU XUÂN 2019

    ĐẦU NĂM HÀNH HƯƠNG VỀ ĐẤT PHẬT

    ĐỀN CỬA ÔNG - CHÙA BA VÀNG - CHÙA CÁI BẦU

    Chùa Ba Vàng có tên gọi từ xa xưa là Bảo Quang Tự, nghĩa là “ánh sáng quý”. Trải qua hơn 300 năm lịch sử cùng thời gian, ngôi chùa này vừa mang yếu tố lịch sử lại đầy nét tâm linh giúp khiến du khách thập phương không thể nào bỏ lỡ trong những dịp đầu năm.

    Chùa ngự trên lưng chừng núi Thành Đằng, phía Tây Quảng Ninh, đây được coi là một vị trí rất đẹp, thuận tiện cho việc đi lại. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. Chùa Ba Vàng là sơn môn thuộc Trúc Lâm Yên Tử.

    Nằm ở vị trí then chốt của thành phố Quảng Ninh, phía trước chùa là dòng sông thơ mộng, phía sau tựa lưng vào núi mang đến cảm giác thanh bình, hai bên là rừng thông xanh ngát. Cảnh sắc bắt mắt ngay trên những chặng đường đến với Tam Bảo, Phật Pháp.

    Chùa Ba Vàng với chính diện bắt mắt, một mái vòm cao uốn lượn theo kiến trúc cổ. Màu sắc ngôi chùa bắt mắt hòa với màu xanh của núi rừng càng làm cho chùa thêm tráng lệ và bắt mắt. Những bậc thang lên xuống tạo nên thế rồng phượng cho ngôi chùa.

    Chùa Cái Bầu cách trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 65 km, đang là điểm tâm linh được nhiều khách hành hương đến chiêm bái và vãn cảnh. Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm.

    Chùa tọa lạc gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn, nơi có bãi biển dài vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ quý giá.

    Phần chính điện rộng nhất, có đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng miêu tả lại quan cảnh gốc cây Bồ Đề nơi mà Phật Thích Ca đã tu thành chính quả. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

    Từ độ cao gần 100 m trên sân Thiền viện, du khách có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn ngắm vịnh Bái Tử Long với núi đá trập trùng. Quang cảnh tuyệt đẹp nơi đây mang lại cho du khách cảm giác bình yên, thanh thản như trút được mợi ưu tư, mệt mỏi của cuộc sống trần gian.

    Khung cảnh như lạc vào chồn bồng lai.​​

    -----------------------------------------------------------

    LỊCH TRÌNH CỤ THỂ NHƯ SAU

        HÀ NỘI - ĐỀN CỬA ÔNG - CHÙA BA VÀNG - CHÙA CÁI BẦU

    (Ăn: Sáng / Trưa) 

    05h00: Xe đón khách tại điểm hẹn khởi hành đi Quảng Ninh, quý khách dừng chân ăn sáng tại thị trấn Sao Đỏ (Hải Dương)

    Thời gian và Địa điểm tập kết để khởi hành: 5h00 sáng ngày 22/02/2019 tại Tòa 25T2 Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Lưu ý: Thời gian chờ khách muộn nhất là 5h15', quá 5h15' đoàn sẽ không chờ khách.

    09h30: Đến đền Cửa Ông. Quý khách vào thăm quan đền Cửa Ông, nơi thờ các vị tướng nhà Trần đã có công đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay với 34 pho tượng lớn nhỏ được chạm trổ công phu tỉ mỉ, có giá trị nghệ thuật cao. Đền Cửa Ông trước đây được xây dựng thành ba khu, đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, sau này đền Hạ và đền Trung bị bom Mỹ phá hủy. Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.

    10h00: Sau khi dâng hương làm lễ và tham quan Đền Cửa Ông, Quý khách lên xe để tiếp tục chuyến hành trình lễ chùa đến Chùa Cái Bầu – Thiền Viện Giác Tâm

    10h15: Đến chùa Cái Bầu -Thiền Viện Giác Tâm, Quý khách vào thắp hương, cầu tài cầu lộc tại Thiền Viện. Thiền Viện Giác Tâm - tựa lưng vào dãy núi xanh nguyên sơ, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được bao trùm bởi không khí thanh bình, tĩnh lặng nơi thờ Đông Hải Đại vương Đoàn Thiện. Được khánh thành năm 2009 nhưng với thế tựa lưng vào núi, hướng mặt ra biển, Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) ở Vân Đồn hiện thu hút đông đảo du khách đến du lịch Hạ Long ghé đến hoặc khách thập phương đến du xuân vùng Đông Bắc. Nằm gần khu du lịch Bãi Dài nên không gian ở chùa Cái Bầu không chỉ yên bình, linh thiêng mà còn vô cùng trong lành và thuần khiết. 

    11h30: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng.

    13h00: Quý khách lên xe khởi hành về lễ chùa Ba Vàng, ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam, ngôi chùa này được Đại Thiền Sư Tuệ Bích xây dựng lần đâu tiên vào năm 1706 nhằm kéo dài dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nhưng sau đó ngôi chùa này bị vùi lấp trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến. Năm 2007, nhờ sự trợ giúp của Đại đức Thích Trúc Thái Minh cùng lòng hảo tâm của các tăng ni phật tử và chính quyền nên ngôi chùa đã được khởi công xây dựng lại. Đến ngày 9/3/2014 thì ngôi chùa Ba Vàng mới đã khánh thành với sự có mặt của nhiều tăng ni phật tử ở khắp cả nước. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua của quý khách khi đến với Quảng Ninh trong mùa du lịch tâm linh

    16h00: Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội.

    19h00: Xe về đến điểm hẹn ban đầu, kết thúc chương trình. Chia tay và tạm biệt quý khách. 

    -----------------------------------------------

    NHỮNG ĐIỂU CHÚ Ý KHI VÀO CHÙA

    1. Quý khách đi Đền Chùa nên ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo (gam màu tối hoặc 1 màu,…) không mặc váy, quần áo hở hang khi vào chùa.

    2. Quý khách nên đi giày thể thao hoặc dép quai hậu gót thấp để tiện cho việc đi lại ở địa hình đồi núi nơi đông đúc.

    3. Quý khách không nên mua những mặt hàng không rõ nguồn gốc bán tại khu du lịch, không nên tin vào những lời mê tín dị đoan, mua thần bán thánh khu du lịch… nếu quý khách có nhu cầu mua sắm về làm quà thì VCEO sẽ dừng ở địa điểm uy tín về sản phẩm và giá cả hợp lý để quý khách có thời gian mua sắm.

    4. Quý khách nên mang theo nhiều tiền lẻ khi đi lễ chùa vừa để vào lễ chùa, vừa có thể quyên góp. Không nên bỏ tiền vào pho Tượng, Giếng, Bát Hương…gây mất mỹ quan cho nơi thanh tịnh như Đền Chùa, nếu quý khách thành tâm chỉ cần bỏ lên đồ lễ của mình hoặc Hòm Công Đức là đủ.

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện