vceo

Lễ hội bơi Đăm truyền thống ở Tây Tựu là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

09/04/2025

Đình Tây Tựu hay còn được gọi là Đình Đăm, thờ tướng Đào Trường. Ông là người có tài kinh bang, võ nghệ cao cường và cai quản vùng Sơn Nam. Đình được xây dựng từ rất lâu và ghi đậm dấu ấn văn hóa thời kỳ dựng nước. Hằng năm, người dân làng Tây Tựu vẫn tổ chức cúng bái và lễ hội bơi Đăm để tưởng nhớ công ơn và lưu giữ những nét đẹp truyền thống.
Mục lục bài viết

    Đình Tây Tựu nằm ở Phố Đăm, Phường Tây Tựu, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội. Đình thờ Thành Hoàng Bạch Hạc Tam Giang, người có công giúp vua đánh đuổi giặc ngoại xâm từ thời Vua Hùng.

    Đình có từ thời Lê, được xây dựng nhờ công lao của bà Nguyễn Thị Tính – người phụ nữ tài sắc của quê hương, từng là cung phi thứ 8 của vua Lê Thế Tông. Chính bà đã cho phép dân lấy gỗ và mời thợ giỏi từ kinh đô về Tây Tựu để dựng nên đình làng.

    Tìm hiểu lịch sử đình làng Tây Tựu

    Đình Tây Tựu thờ Đức Thánh Bạch Hạc Tam Giang Đào Trường. Ngài sinh vào 12/2 âm lịch, từng lập công lớn trong việc đánh bại giặc Thục và dẹp loạn tại Hồng Châu. Sau đó, ngài được phong danh hiệu Thổ Lệnh Thống Quốc Đại Vương, giữ chức thống lĩnh thành Phong Châu và trấn giữ vùng Bạch Hạc.

    Đình Tây Tựu là một ngôi đình có lịch sử lâu đời (Ảnh: Sưu tầm Internet)

    Nguyễn Thị Tính, một cung phi của vua Lê Thế Tông (1567 – 1599), xuất thân từ làng Đăm, đã cho mua gỗ quý và chọn thợ giỏi để xây dựng đình. Trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, kiến trúc đình ngày nay không còn giữ được trạng thái nguyên bản.

    Khám phá kiến trúc đình Đăm Tây Tựu

    Ở bốn góc sân đình, có bốn phương đình nhỏ được xây dựng theo kiểu hai tầng tám mái với các góc đao cong mềm mại. Hai bên sân là dãy tả hữu mạc. Phía cuối sân, về hướng tây bắc, nổi bật là lầu chính ngự ngoài, đối diện với ao chạ bên kia Phố Đăm. 

    Vẻ yên bình, yên tĩnh của Đình Đăm giữa thành phố náo nhiệt (Ảnh: Sưu tầm Internet)

    Công trình chính ngự ngoài là một ngôi nhà ngang ba gian, thiết kế theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, các góc đao cong ngược, mái được lợp bằng ngói ta. Trang trí bên trên gồm hình rồng chầu mặt nguyệt, tượng nghê và hoa văn đồng tiền.

    Cổng đình Tây Tựu nổi bật với 2 cột đá với hoạ tiết rồng và 2 tượng tướng uy nghi (Ảnh: Sưu tầm Internet)

    Phía sau chính ngự ngoài là con đường chạy thẳng theo trục thần đạo, dẫn tới nhà chính ngự trong, được xây dựng theo kiểu phương đình hai tầng tám mái. Bốn mái trên có hình tam giác, thu nhỏ dần về phần nóc. Nóc mái của Đình Tây Tựu được đắp nổi cao với hình trái dành, các đầu đao cong và được tô điểm bằng hoa văn thực vật. 

    Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội bơi Đăm truyền thống ở Tây Tựu

    Hội bơi Đăm Đình Tây Tựu được tổ chức trên một nhánh của sông Nhuệ, còn gọi là khúc sông Thủy Giang (hay Sông Pheo), có chiều dài gần 1km và rộng khoảng 100m. Thuyền giành giải Nhất sẽ được vinh dự chở ngai Thánh từ Thủy tọa trở về miếu Thượng.

    Năm 2025, lễ hội diễn ra từ ngày 6 đến 8-4 (tức từ mùng 9 đến 11-3 Âm lịch), bao gồm cả phần lễ và phần hội. 

    Phần hội nổi bật với cuộc thi bơi thuyền chải trên sông Pheo – hoạt động mô phỏng việc luyện thủy quân thời xưa. 

    Các đội bơi đại diện cho các thôn tham gia thi đấu trong sự cổ vũ của đông đảo người dân và du khách.

    Lễ hội bơi thuyền Đăm được xem là một nét văn hoá truyền thống được lưu giữ của người dân làng Tây Tựu

    Đến với Hội bơi Đăm, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng một lễ hội bơi chải đậm tinh thần thượng võ mà còn khám phá thêm về truyền thuyết dân gian gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc. Đây là một cuộc đua sôi động và quyết liệt, mang dáng dấp của buổi luyện quân, thể hiện những kỹ năng điêu luyện như búng thuyền, dóc thuyền, lạng thuyền hay vuốt góc.

    Lễ hội bơi đăm là gì?

    Lễ hội Bơi Đăm là hình thức sinh hoạt văn hoá thể thao tiêu biểu nhằm khơi dậy truyền thống đoàn kết cộng đồng giáo dục thể chất và đồng thời rèn luyện ý thức tập thể về tinh thần thượng võ cổ truyền. 

    Trải qua nhiều biến cố thời gian, Đình Tây Tựu vẫn giữ được giá trị đặc biệt, là nơi lưu giữ những câu chuyện truyền thống, thể hiện lòng biết ơn của người dân với các bậc tiền nhân. Đến với Đình Tây Tựu, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng nét đẹp của kiến trúc cổ mà còn cảm nhận sâu sắc tinh thần đoàn kết, niềm tự hào về một miền quê giàu truyền thống văn hóa Việt Nam.

    Theo đó, hội thi bơi chải gồm sáu thuyền của ba đội đua: Miền Thượng, Miền Trung và Miền Hạ (thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ). 

    Biến di sản thành tài sản, phát triển ngành công nghiệp văn hóa

    Lễ hội bơi chải làng Đăm diễn ra định kỳ 5 năm một lần trên dòng sông Pheo thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, mang đến không khí sôi động và náo nhiệt cho người dân và du khách, với nhiều nghi lễ tín ngưỡng trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc như cờ người, đấu vật, thả chim, đua thuyền, trưng bày sản phẩm làng hoa Tây Tựu,... Đây là lễ hội truyền thống đặc sắc, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

    Nhưng sôi động nhất, có lẽ vẫn là hội đua thuyền hay còn gọi là hội bơi Đăm diễn ra cả ngày 10/3 và sáng 11/3 âm lịch. Cuộc đua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang (sông Pheo) chảy qua làng với sự tham gia của 6 thuyền đua thuộc 3 miền: Thượng, Trung, Hạ (mỗi miền 2 thuyền).

    Mỗi thuyền đua có 25 người gồm: 1 lái chính, 1 lái phụ, 1 ông nạng, 1 ông đánh mõ, 1 ông phất cờ, 1 người tát nước và 18 đô bơi ngồi dọc hai mạn thuyền. 6 thuyền bơi cũng được sơn màu đỏ và đánh số thứ tự từ 1 đến 6. Trang phục đội bơi từng miền cũng khác nhau: miền Thượng trang phục màu đỏ, miền Trung trang phục màu vàng, miền Hạ trang phục màu xanh. Mỗi màu mang một nét riêng rực rỡ, song vẫn hòa quyện cùng tạo nên không khí rực rỡ.

    Trước cuộc đua, các đội đưa thuyền về tập kết tại điểm xuất phát trước cửa nhà Thủy tọa. Khi lá cờ lệnh được phát mạnh xuống, các thuyền cùng lúc lao lên phía trước hướng về Miếu Tây Tựu (cách đó 1km). Tiếng chiêng trống đổ dồn từng hồi, tiếng hô hào thúc giục và hò reo trên bến, dưới thuyền vang lên như sấm dậy. Các đô bơi gồng mình lên vung chèo khua nước nhanh thoăn thoắt và đều tăm tắp. Những mũi thuyền vươn mình xé nước rào rào. Cả một vùng trời đất như sôi động hẳn lên.

    Ngoài ra, còn có thêm một thuyền thứ 7 gọi là thuyền quan làm nhiệm vụ giám sát cuộc đua. Thuyền giải Nhất vinh dự được chở ngai Thánh từ Thủy tọa về miếu Thượng.

    Khác với các lễ hội bơi chải khác, công tác tuyển chọn trai bơi ở Lễ hội bơi Đăm khá khắt khe (trong độ tuổi từ 20-35) có kinh nghiệm, tư cách đạo đức tốt, khỏe mạnh, tâm huyết với lễ hội, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.

    Trò chơi dân gian cờ người trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm.

    Theo các cụ cao niên, hội làng Đăm có từ những năm 60 sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, luôn được Thánh Bạch Hạc Tam Giang hiển linh phù trợ. Vì thế, ngài được người dân ở đây tôn thờ là Thành hoàng làng. Lễ hội được tổ chức để thể hiện lòng thành kính, tri ân công đức của ngài; đồng thời cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no, hạnh phúc.

    Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp đến năm 1994, làng Đăm không tổ chức Hội nhưng có một số lần khôi phục hội bơi vào những dịp quan trọng của Thủ đô và đất nước. Từ năm 1994 đến nay, lễ hội bơi Đăm được khôi phục lại và tổ chức ngày càng trang trọng, quy mô hơn.

    Tây Tựu nổi tiếng với nghề trồng hoa nên được gọi là LÀNG HOA TÂY TỰU

    Không chỉ nổi tiếng với lễ hội bơi chải truyền thống, Tây Tựu còn nổi tiếng với nghề trồng hoa. Đây là nơi cung cấp nhiều loại hoa đẹp, chất lượng cho thị trường Thủ đô, trong nước và xuất khẩu sang các nước. Thật tự hào khi làng hoa Tây Tựu đã vinh dự đón nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.

    Việc tổ chức Lễ hội bơi Đăm năm 2025 (diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 dương lịch) là dịp để dân làng bày tỏ tấm lòng thành kính hướng về cội nguồn với tấm lòng biết ơn, cầu mong sự che chở, mong cho mùa màng bội thu, dân an, vật thịnh.

    Dưới đây là một số hình ảnh lễ hội bơi Đăm 2025:

    VCEO Việt Nam

    Bài viết khác
    ĐĂNG KÝ ĐĂNG NHẬP
    Zalo
    Gọi điện